Bao Bì In Lụa
- Chính sách bảo mật
- Chính sách bảo hành hoàn tiền
- Tư vấn giải pháp phù hợp nhu cầu
Mục lục bài viết
In lụa bao bì là phương pháp in thủ công trực tiếp lên bề mặt phẳng của các loại túi có sẵn với quy cách kiểu dáng và kích thước chung, phổ biến bán sẵn trên thị trường như túi zip giấy, túi zip bạc, túi 3 biên, túi 4 biên, túi hàn lưng, túi 8 cạnh, túi hột xoài, túi zip quần áo…
In lụa bao bì đóng gói
Các bao bì in lụa thường có độ bền cao, màu sắc in lụa đơn giản 1 – 5 màu. Các màu in thường là màu đơn sắc, trắng, đen, đỏ, xanh sẽ cho chất lượng màu in đồng đều và ổn định hơn.
Đối với màu phối, độ chuẩn màu và đều màu giữa các lần đặt hàng sẽ có sự chênh lệch do màu phối là màu pha và canh chỉnh tay thủ công.
Do đó, phương pháp in lụa yêu cầu một số kỹ năng chuyên môn về thiết kế, xuất phim in và chụp bản in lụa.
Mỗi màu trên bản thiết kế là một lượt in lụa thủ công và sấy khô nên chi phí in lụa thường cao hơn so với phương pháp in bao bì khác nếu in số lượng lớn.
Vì vậy hiện nay in lụa bao bì chỉ tối ưu và hiệu quả chi phí đối với số lượng in ít, hình in 2D đơn giản và ít màu.
Cùng Volga VN tìm hiểu về phương pháp in lụa bao bì qua bài viết nhé!
Bạn đang xem:
https://volgaplastic.com/bao-bi-dong-goi/bao-bi-in/bao-bi-in-lua/
1. In lụa là gì?
In lụa (hay còn gọi là in kéo lụa thủ công) là kỹ thuật có thể in trên các vật liệu có bề mặt phẳng phiu, không in được trên các bề mặt không phẳng, lồi, lõm, nơi có những đường gấp xếp.
Phương pháp này sẽ sử dụng khuôn in là khuôn gỗ hoặc nhôm để định vị hình in lụa, sau đó sẽ có thanh gạt để tán đều mực in lên bề mặt thông qua tấm lưới in lụa.
Với sản phẩm bao bì nhựa, người ta dùng khuôn in lưới phẳng để in ép lụa.
Máy in lụa bao bì phức hợp
Phân loại kỹ thuật in lụa, in kéo lụa bao bì
- In lụa thủ công: Thực hiện 100% thủ công từ gạt mực, kéo lụa, ép lụa cho đến sấy khô. Cách in này thường chỉ sử dụng in những đơn hàng nhỏ lẻ.
- In lụa bán tự động: Thực hiện cơ khí hóa song song với thủ công. Công đoạn căn chỉnh sẽ sử dụng thêm một số thao tác in do máy thực hiện để tăng hiệu suất làm việc.
- In lụa tự động: Sử dụng máy móc thực hiện toàn bộ các công đoạn: căn chỉnh, gạt mực, sấy khô; giúp gia tăng số lượng in ấn trong thời gian ngắn.
2. Ưu nhược điểm khi áp dụng in lụa bao bì
Công nghệ in kéo lụa bao bì được ứng dụng rộng rãi trên thị trường bao bì hiện nay với nhiều ưu điểm nổi trội:
- Có thể in lụa với bao bì số lượng ít đối với khách hàng mới, sản phẩm chào hàng, thử nghiệm thị trường.
- Thời gian in lụa tương đối nhanh chóng.
- Thay đổi mẫu mã liên tục mà không mất nhiều chi phí phát sinh.
- Bên cạnh đó, phương pháp in lụa này cũng có một số nhược điểm như sau:
- In lụa thường mất nhiều thời gian, công đoạn hơn nên không thể lấy liền như in kỹ thuật số. Hơn nữa chỉ phù hợp với những đơn hàng số lượng ít, vừa phải.
- Chất lượng in ép lụa không sắc nét bằng các phương pháp khác như in trục đồng, in offset.
- Dễ bị tróc mực khi cọ xát, va đập do in trực tiếp lên mặt ngoài của bao bì
- Không in được hình ảnh màu chuyển sắc, số lượng màu in lụa chỉ sử dụng tối đa 5 màu đơn sắc. càng in nhiều màu thì chi phí in lụa càng cao do mỗi màu in / hình in sẽ sử dụng 1 khuôn khác nhau, nếu in số lượng ít sẽ tốn khá nhiều chi phí.
Xem thêm các hình thức in khác:
- Bao Bì In Lụa:
https://volgaplastic.com/bao-bi-dong-goi/bao-bi-in/bao-bi-in-lua/
- Bao Bì In Offset:
https://volgaplastic.com/bao-bi-dong-goi/bao-bi-in/bao-bi-in-offset/
- Bao Bì In Nhãn
https://volgaplastic.com/bao-bi-dong-goi/bao-bi-in/bao-bi-in-nhan/
3. Các loại bao bì sử dụng công nghệ in lụa
Bao bì in lụa hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong doanh nghiệp sản xuất như:
- In bao bì thực phẩm khô: Bao bì bánh tráng, bao bì gia vị, bao bì bún miến khô…
Xem thêm:
https://volgaplastic.com/bao-bi-dong-goi/bao-bi-thuc-pham/
- In bao bì mỹ phẩm khô: Bao bì bột giặt, bao bì bột mask mỹ phẩm…
Xem thêm:
https://volgaplastic.com/bao-bi-dong-goi/bao-bi-hoa-my-pham/
- In bao bì nông nghiệp: Bao bì phân bón, bao bì hạt giống…
Xem thêm:
https://volgaplastic.com/bao-bi-dong-goi/bao-bi-nong-nghiep/
- In bao bì nông sản: Bao bì gạo, bao bì hạt
Xem thêm:
https://volgaplastic.com/bao-bi-dong-goi/bao-bi-nong-san/
- In bao bì bánh kẹo: Bao bì kẹo nougat, bao bì bánh quy, bao bì bánh bông lan…
Xem thêm:
https://volgaplastic.com/bao-bi-dong-goi/bao-bi-banh-keo/
- In bao bì khác: Bao bì mồi câu cá, bao bì thức ăn thú cưng, bao bì khẩu trang…
Xem thêm:
https://volgaplastic.com/bao-bi-dong-goi/bao-bi-khac/
In lụa thủ công trên các mẫu bao bì có sẵn đa dạng chất liệu và kiểu dáng
4. Quy trình sản xuất và in lụa trên bao bì màng ghép phức hợp
Bước 1: Thiết kế mẫu
Bản thiết kế được thực hiện trên phần mềm đồ họa thiết kế chuyên nghiệp Adobe Illustrator (AI) hay Corel Draw đảm bảo hình ảnh đẹp sắc nét và chất lượng.
Những file thiết kế in lụa bao bì đạt tiêu chuẩn sẽ đáp ứng được yêu cầu hình ảnh, không bị vỡ nét, chất lượng hình ảnh sau in lụa đẹp chân thực và sắc nét.
Khách hàng thường liên hệ các đơn vị dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp để được tư vấn ý tưởng và lên file thiết kế, sau đó gửi bản thiết kế cho xưởng in để được kỹ thuật tư vấn chỉnh sửa thông số kích thước và màu sắc phù hợp với kỹ thuật in lụa.
File thiết kế cần được duyệt lại để đảm bảo tất cả nội dung đã được kiểm tra kỹ càng trước khi đưa vào in hàng loạt.
Bước 2: Chuẩn bị khung và pha keo in lụa
Khung in ép lụa có thể làm bằng gỗ hoặc là nhôm được rửa và phơi sạch sẽ. Khung có rất nhiều loại đa số là khung hình chữ nhật.
Bước 3: Chụp bản phim
Khâu này cần chuẩn bị các dụng cụ như phim chụp, bàn chụp, khung chụp bản, keo chụp bản… đế tiến hành chụp phim bằng đèn.
Bước 4: Pha mực in lụa
Mực in lên sản phẩm phải phù hợp với từng chất liệu được in để đảm bảo mẫu in tốt nhất. Lưu ý đối với bao bì đựng thực phẩm thì cần sử dụng mực đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với sức khỏe con người.
Bước 5: In lụa thử sản phẩm và canh tay kê
Cho mực lên khung ép lụa và tiến hành canh lấy vị trí in để điều chỉnh hình in chồng màu không lem, không lé màu.
Sau đó dán lấy vậy trí chuẩn làm dấu để tiến hành in lụa bao bì hàng loạt.
Bước 6: In lụa sản lượng lớn
Nếu bản in thử đạt chất lượng và đủ tiêu chuẩn cần in thì sẽ tiến hành in ấn ép lụa theo số lượng.
Bước 7: Rửa khung in lụa
Sau khi in ép lụa xong thì dùng dung môi xử lý sạch sẽ mực in trên lưới lụa và phơi khung in cho khô ráo, chuẩn bị cho các lần in tiếp theo.
Bước 8: Đóng gói thành phẩm in lụa
Kiểm phân loại và đóng gói bao bì in lụa vào thùng carton để giao hàng cho khách.
Khâu đóng gói thành phẩm bao bì in ép lụa thủ công
Bước 9: Giao hàng
Giao sản phẩm đến khách hàng
Tất cả các công đoạn in lụa được thực hiện bởi người kỹ thuật lành nghề để in ra sản phẩm đều màu, rõ nét, không lem, hẹn chế lem màu tối thiểu nhất có thể.
Đây cũng chính là lý do vì sao bạn nên tìm đơn vị uy tín, chuyên nghiệp để đặt in lụa đảm bảo tốt nhất.
5. Volga VN – Xưởng sản xuất và in lụa bao bì
Công Ty Cổ Phần Volga VN chuyên cung cấp các sản phẩm bao bì màng ghép cho ngành thực phẩm khô, hàng đông lạnh, nông nghiệp, nông sản, hóa mỹ phẩm…
Sở hữu nhà máy công suất lớn và hiện đại, Volga VN đảm bảo mang đến sản phẩm có chất lượng tốt, chính sách giá cạnh tranh và hỗ trợ giao hàng tận nơi trên toàn quốc.
Volga VN – Nhà sản xuất và in lụa bao bì nhựa, màng ghép phức hợp hàng đầu Việt Nam
Xem thêm:
https://volgaplastic.com/gioi-thieu-volga/
Bên cạnh đó, chúng tôi nhận in ấn thông điệp lên bao bì với chi phí tối ưu giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận và độ phủ thương hiệu trên thị trường.
Trang chủ:
Danh mục: